Thuế phí khi dropshipping


Thuế phí là một trong những chủ đề mà nhiều bạn khi kinh doanh online hay đặc biệt là kinh doanh theo mô hình dropshipping rất quan tâm. Mặc dù các chính sách thuế dành cho nhà bán hàng online đã được Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính công bố từ năm 2015, nhưng có vẻ mọi người vẫn còn cảm thấy băn khoăn và chưa rõ về chính sách này. Một số câu hỏi vẫn thường được đặt ra trong các group hay các diễn đàn như là:


–  Doanh thu ở mức nào thì cần phải nộp thuế?


–  Kinh doanh online sẽ nộp thuế như thế nào?


–  Thủ tục nộp thuế có lằng nhằng không?


–  Có cần phải đăng ký kinh doanh để nộp thuế không?


Vì vậy trong bài viết này, chúng mình sẽ giúp bạn trả lời tất cả những câu hỏi được liệt kê phía trên. Bạn biết đấy, biết rõ luật chơi trước khi bắt đầu luôn là việc cần thiết, dù là kinh doanh online theo dropshipping hay bất kì mô hình nào khác để tránh những rủi ro, phiền phức không đáng có. Nhất là khi bạn đang kinh doanh xuyên biên giới với mô hình dropshipping cùng Velog.


Do Velog là nền tảng bán hàng đa quốc gia mà mỗi quốc gia lại có một cách tính thuế khác nhau nên chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bối rối và không biết dropshipping thông qua Velog thì sẽ đóng thuế như thế nào, bán ở quốc gia khác thì có cần đóng thuế hai lần không.. Do đó, bài viết bạn chuẩn bị đọc tới đây sẽ chỉ đề cập đến các chính sách thuế phí ở Việt Nam mà một nhà bán hàng tại Việt Nam, bán hàng trên thế giới cần phải quan tâm mà thôi.


Lưu ý: Nội dung dựa theo những điều chúng mình biết về thuế, không phải ý kiến đến từ một kế toán chuyên nghiệp hay một chuyên gia tài chính, càng không phải từ một luật sư nên bạn hãy đón nhận bài viết với tinh thần tham khảo thôi nhé!


Những loại thuế phải trả khi dropshipping


Đây là kiến thức cơ bản mà bạn bắt buộc phải biết hết thảy trước khi bắt đầu kinh doanh online hay cụ thể là kinh doanh theo mô hình dropshipping. Cụ thể ở đây, có hai loại thuế mà bạn cần quan tâm đó là:


Thuế thu nhập cá nhân

Thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm (hay vẫn được biết với cái tên quen thuộc hơn là VAT)

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

Thuế thu nhập cá nhân thường được tính dựa theo thu nhập phát sinh của bạn trong một năm, giống như việc bạn đi làm thì sẽ tính thuế theo lương của bạn, trúng xổ số thì gọi là thuế thu nhập đặc biệt tính trên giá trị giải thưởng bạn nhận được.


Thường với các quốc gia khác thì bạn sẽ phải trả tiền thuế thu nhập cá nhân dựa theo lợi nhuận mà bạn nhận được từ việc kinh doanh, như vậy nếu bạn kinh doanh lỗ thì bạn sẽ không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, ở Việt Nam do việc khó quản lý trong kinh doanh từ các kênh thương mại điện tử, cũng như việc tính chi phí quảng cáo cho Facebook hay Google, nên thuế thu nhập cá nhân của chúng ta được tính dựa theo doanh thu. Điều này có nghĩa là dù bạn có kinh doanh lỗ thì vẫn sẽ phải đóng một khoản thuế cho việc kinh doanh của bạn.


Chi tiết thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau:


Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN (0.5%)


Ví dụ, doanh thu của bạn đạt mức 50 triệu/tháng hay 600 triệu/năm thì tổng số thuế Thu Nhập Cá Nhân bạn phải đóng sẽ là:


600 triệu x 0.5% = 3,000,000đ/năm


Nhưng vì công thức tính thuế trên doanh thu nên bạn cũng không cần quá lo lắng, tỷ lệ thuế bạn phải chịu chỉ là 0.5% trên tổng doanh thu cả năm. Và bạn cũng chỉ phải nộp thuế khi đạt mức doanh thu trên 100 triệu/năm mà thôi.


 Thuế giá trị gia tăng (VAT):

Đây cũng là một loại thuế được tính trên doanh thu của bạn. Giống như khi bạn đi mua sắm hay ăn uống tại nhà hàng, bạn sẽ để ý thấy luôn có một khoản thuế giá trị gia tăng được tính trên giá trị sản phẩm. Thường mức thuế này sẽ chiếm khoảng 10% tổng hoá đơn nhưng khi bạn dropship hay kinh doanh online thì mức thuế này sẽ được tính chính xác theo công thức sau:


Số VAT phải nộp = Doanh thu tính VAT x Tỷ lệ VAT


Và tin vui là thuế giá trị gia tăng tính trên doanh thu của bạn cũng chỉ có 1%. Và giống như thuế thu nhập cá nhân thì bạn chỉ cần đóng thuế khi doanh thu đạt trên 100 triệu/năm. Trong trường hợp bạn bán ở nhiều thị trường khác nhau, ví dụ như sống ở Việt Nam nhưng bán ở tận Mỹ chẳng hạn thì bạn vẫn chỉ cần đóng thuế ở Việt Nam thôi nhé.


Có cần đăng ký kinh doanh để bắt đầu dropshipping?


Ở Việt Nam, khi sở hữu đăng ký kinh doanh thì còn một loại thuế phí nữa bạn cần quann tâm đó là phí môn bài. Phí môn bài một lần nữa cũng được tính theo doanh thu của bạn trong năm. Ví dụ:


Doanh thu từ 100 – 300 triệu/năm = 300,000đ/năm

Doanh thu từ 300 – 500 triệu/năm = 500,000đ/năm

Doanh thu từ trên 500 triệu = 1 triệu/năm

Và tương tự với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân bạn sẽ không cần phải nộp thuế nếu như doanh thu của doanh nghiệp ở dưới mức 100 triệu/năm. Khoản lệ phí này thật sự không lớn, nhưng hãy xem các lợi ích mà việc có đăng ký kinh doanh mang lại cho bạn nhé.


Hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh

Ngoại trừ một số ngành nghề đặc thù không phải đăng ký kinh doanh như: bán hàng rong, bán vé số, nguồn thu nhỏ lẻ hàng ngày.. thì bạn bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật và điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể bị xử phạt bất kì lúc nào. Hợp thức hóa hoạt động kinh doanh không chỉ có lợi cho chúng ta mà còn có lợi cho nhà nước nữa.


Tư cách trong việc giao dịch

Khi đã có đăng kí kinh doanh, bạn không cần sử dụng tư cách cá nhân nữa mà có thể sử dụng tư cách trên giấy đăng ký kinh doanh, giúp bạn không bị giới hạn khi giao dịch với bất kì đối tác nào.


Trở nên chuyên nghiệp hơn

Ai bán hàng cũng muốn trở nên chuyên nghiệp, đăng ký kinh doanh là bước đầu cho việc chuyên nghiệp đó. Làm đúng, làm chuyên nghiệp từ đầu sẽ tránh được rủi ro, như vậy bạn mới có thể phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh của mình trong tương lai.


Câu trả lời cuối cùng chắc chắn là bạn nên đăng ký kinh doanh để bắt đầu dropshipping rồi. Tuy nhiên, nên đăng ký theo hình thức nào lại là một câu hỏi khác. Có hai hình thức mà bạn có thể lựa chọn đó là đăng ký hộ cá thể và đăng ký dạng công ty.


Với đa phần người bán hàng online thì lời khuyên là nên đăng ký theo dạng cá thể, tuy nhiên mỗi người chỉ được phép đăng ký kinh doanh cá thể tại một địa điểm. Vậy nên nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh thì phải nhờ người khác đứng tên hoặc thành lập dạng công ty.


Thông tin đáng lưu ý


Từ ngày 1/7/2020, nhà nước sẽ thắt chặt việc quản lý thuế với những cá nhân kinh doanh online, cụ thể ở đây là việc yêu cầu toàn bộ ngân hàng phải hợp tác khi điều tra các cá nhân có hành vi trốn thuế, hoặc kê khai thuế không đầy đủ. Nhất là với những bạn kinh doanh online trên sàn thương mại điện tử và sử dụng hình thức thanh toán COD, có thể sẽ bị truy thu theo hồ sơ của bưu cục. Theo luật, bạn thậm chí có thể bị truy thu nhiều năm liền nên hãy chú ý và có sự chuẩn bị kĩ càng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *